06:33 EDT Thứ ba, 19/03/2024

GIỚI THIỆU

DANH MỤC

Liên kết Website

Thành Viên

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 59511

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 976464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22580065

LIÊN KẾT WEB

Bộ Y tế
Tổng cục dân số
Báo gia đình
UBND tỉnh
SỞ Y TẾ TỈNH BẮC GIANG

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm điều gì ở Website này ?

Tin tức

Văn bản quản lý

Văn bản quy phạm pháp luật

Trang nhất » Tin Tức - sự kiện » Tin tức - Sự kiện

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Chủ nhật - 09/05/2021 23:21
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BỆNH TAN MÁU BẨM SINH ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức khỏe để học tập, lao động… Nước ta hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số mang gen bệnh. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ người dân ở vùng đồng bào dân tộc miền núi chiếm khá cao, từ 20 - 40%, một trong những nguyên nhân gây bệnh chính là do kết hôn cận huyết.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhưng việc điều trị tan máu bẩm sinh song mới chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người bệnh chứ chưa thể chữa khỏi. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Qua báo cáo từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhi tử vong ở lứa tuổi từ 6-7, nhiều em tử vong ở độ tuổi 16-17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình. Hiện nay, số lượng bệnh nhân tan máu bẩm sinh tăng làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu, gây gánh nặng về chi phí xã hội.

Bệnh tan máu bẩm sinh có thể phòng hiệu quả tới 90-95% thông qua tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn để giúp lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những trẻ em khỏe mạnh. Biện pháp này được xem là có hiệu quả và chi phí thấp. Đồng thời, tư vấn và tầm soát trước sinh cũng là một biện pháp hiệu quả. Việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai, tốt nhất là 3 tháng đầu để chẩn đoán xác định các trường hợp mang gen bệnh, các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở thai nhi như: Hội chứng Down (nhiễm sắc thể 21), hội chứng Ewards (nhiễm sắc thể 18) và dị vật ống thần kinh… Bên cạnh đó, tư vấn và tầm soát sơ sinh là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa nhằm tìm kiếm để phát hiện ra các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi trẻ vừa ra đời, cho phép phát hiện một số bệnh lý và tật, bệnh bẩm sinh như: Thiểu năng trí tuệ, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và tử vong sớm do bệnh tan máu bẩm sinh.

Hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 35 năm Ngày Thalassemia thế giới (08/5/1986 - 08/5/2021) với thông điệp quốc tế: “Giải quyết bất bình đẳng trong chăm sóc y tế đối với bệnh nhân tan máu bẩm sinh” và Việt Nam đang tích cực hướng tới ngày kỷ niệm này với thông điệp: “Thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì sự phồn vinh của đất nước”. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới nhằm tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh Thalassemia; tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới.

Tại Bắc Giang, các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới được các địa phương trong tỉnh hưởng ứng bằng hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin về tình hình bệnh tan máu bẩm sinh, về nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng, tránh thông qua phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để hạn chế tối đa việc lây lan trong cộng đồng, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn linh hoạt triển khai các hoạt động cho phù hợp như: Triển khai tuyên truyền về bệnh Thalassemia trên hệ thống truyền thanh cơ sở, làm pano, poster, cung cấp tờ rơi tuyên truyền về các nội dung bệnh tan máu bẩm sinh; tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm trước sinh và sơ sinh, lồng ghép tuyên truyền trong Chiến dịch tăng cường truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình…

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh. Việc thực hiện tư vấn và tầm soát trước sinh và sơ sinh vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và sự phồn vinh của xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

 

Tác giả bài viết: Chi cục Dân Số & KHHGĐ

Nguồn tin: Chi cục Dân Số & KHHGĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

5S thay đổi nhỏ hiệu quả lớn

Hỗ trợ

1
Quản trị Website

Name: Chi cục Dân số KHHGĐ