TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT TRUNG THU NĂM 2017
- Thứ hai - 25/09/2017 07:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến. Nguy cơ các loại sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm giả, nhái và sản phẩm không có nguồn xuất xứ xuất hiện trên thị trường trong dịp này là rất cao.
Thực hiện sự chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Bắc Giang; Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việctăng cường công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết trung thu năm 2017. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành Công văn số 322/ATTP-NV ngày 05/9/2017 về việc tăng cường công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết trung thu năm 2017, trong đó đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn Trạm Y tế thực hiện:
1. Phối hợp với các đơn vị truyền thông tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các đối tượng:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Phổ biến, tuyên truyền các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm theo các quy định hiện hành;
+ Tuyên truyền các quy định về điều kiện nơi bán sản phẩm, quy định về nhập khẩu sản phẩm thực phẩm, quy định công bố sản phẩm phù hợp quy định ATTP, quy định về vệ sinh cá nhân người kinh doanh thực phẩm;
+ Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh bánh trung thu cần kinh doanh và bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ; tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh mốc, hỏng.
- Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
+ Tuyên truyền, phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm;
+ Phổ biến, hướng dẫn kiến thức, thực hành lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; khuyến cáo nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện ATTP, kiểm tra kỹ nhãn hàng hóa, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.
2. Phối hợp với các đơn vị cùng cấp triển khai đợt kiểm tra liên ngành, chuyên ngành theo chỉ đạo của UBND, BCĐLN về ATTP và kế hoạch kiểm tra năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kết hợp làm tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở thực phẩm chấp hành quy định pháp luật về ATTP; kiên quyết xử lý, công khai các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP theo đúng quy định. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh, kẹo cần tập trung kiểm tra các nội dung:
- Cơ sở sản xuất bánh, kẹo: Kiểm tra điều kiện ATTP, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, ghi nhãn, bao bì sử dụng, công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm hoặc bán thành phẩm, quy định vệ sinh cá nhân người trực tiếp sản xuất.
- Cơ sở kinh doanh bánh, kẹo: Kiểm tra điều kiện ATTP, điều kiện bảo quản, bày bán bánh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hồ sơ công bố phù hợp quy định ATTP, ghi nhãn sản phẩm, quy định vệ sinh cá nhân người trực tiếp kinh doanh thực phẩm.
3. Phối hợp với đơn vị thành viên của MTTQ cùng cấp triển khai tuyên truyền kiến thức, pháp luật về ATTP; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; vận động các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; triển khai giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý theo phân cấp...
4. Tiếp tục củng cố hệ thống giám sát NĐTP cùng với giám sát bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng xử trí, can thiệp kịp thời khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh dịch truyền qua thực phẩm theo hướng dẫn tại Công văn số 3365/BCĐLN-KGVX ngày 25/10/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
5. Thực hiện báo cáo theo quy định tại Công văn số 2693/BCĐLN-KGVX của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh và theo quy định của địa phương./.
Thực hiện sự chỉ đạo của Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Bắc Giang; Sở Y tế tỉnh Bắc Giang về việctăng cường công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết trung thu năm 2017. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành Công văn số 322/ATTP-NV ngày 05/9/2017 về việc tăng cường công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết trung thu năm 2017, trong đó đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn Trạm Y tế thực hiện:
1. Phối hợp với các đơn vị truyền thông tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các đối tượng:
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+ Phổ biến, tuyên truyền các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm theo các quy định hiện hành;
+ Tuyên truyền các quy định về điều kiện nơi bán sản phẩm, quy định về nhập khẩu sản phẩm thực phẩm, quy định công bố sản phẩm phù hợp quy định ATTP, quy định về vệ sinh cá nhân người kinh doanh thực phẩm;
+ Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh bánh trung thu cần kinh doanh và bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ; tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh mốc, hỏng.
- Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
+ Tuyên truyền, phổ biến về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm;
+ Phổ biến, hướng dẫn kiến thức, thực hành lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; khuyến cáo nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện ATTP, kiểm tra kỹ nhãn hàng hóa, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng.
2. Phối hợp với các đơn vị cùng cấp triển khai đợt kiểm tra liên ngành, chuyên ngành theo chỉ đạo của UBND, BCĐLN về ATTP và kế hoạch kiểm tra năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kết hợp làm tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở thực phẩm chấp hành quy định pháp luật về ATTP; kiên quyết xử lý, công khai các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP theo đúng quy định. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh, kẹo cần tập trung kiểm tra các nội dung:
- Cơ sở sản xuất bánh, kẹo: Kiểm tra điều kiện ATTP, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, ghi nhãn, bao bì sử dụng, công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm hoặc bán thành phẩm, quy định vệ sinh cá nhân người trực tiếp sản xuất.
- Cơ sở kinh doanh bánh, kẹo: Kiểm tra điều kiện ATTP, điều kiện bảo quản, bày bán bánh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hồ sơ công bố phù hợp quy định ATTP, ghi nhãn sản phẩm, quy định vệ sinh cá nhân người trực tiếp kinh doanh thực phẩm.
3. Phối hợp với đơn vị thành viên của MTTQ cùng cấp triển khai tuyên truyền kiến thức, pháp luật về ATTP; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; vận động các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; triển khai giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý theo phân cấp...
4. Tiếp tục củng cố hệ thống giám sát NĐTP cùng với giám sát bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng xử trí, can thiệp kịp thời khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh dịch truyền qua thực phẩm theo hướng dẫn tại Công văn số 3365/BCĐLN-KGVX ngày 25/10/2016 của BCĐLN về ATTP tỉnh về việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
5. Thực hiện báo cáo theo quy định tại Công văn số 2693/BCĐLN-KGVX của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh và theo quy định của địa phương./.